Như các bạn đã biết trò chơi thì rất đa dang và phong phú vì vậy tùy theo sở trường riệng quản trò mà họ tự chọn cho mình những trò chơi phù hợp và biến nó thành trò tủ của mình .Việc chọn trò chơi cũng giống như chọn một con chiến mã vậy nó sẽ giúp người quản trò tung hoành trên sân chơi nếu biết tính tìhn của nó hoặc nó sẽ hất ngã chính anh ta nấu không biết được tính tình của nó . Ngoài ra họ có thể sáng tác hoặc cải biên lại các trò chơi đã có sẳn để phù hợp với từng trường hợp. Đây là một số trò chơi sưu tầm được cho ba con tham khảo nè :
Trò chơi biểu tượng
* Mục đích: tạo vui nhộn
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị phạt
Trò chơi tìm tác giả tác phẩm (thơ)
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
Trò chơi kể chuyện
Cách chơi: Người điều khiển bắt đầu câu chuyện tùy ý (chuyện vui hoặc lồng mẫu chuyện đạo ...). Khi nghe người điều khiển nói đến tên mình, người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện sao cho tình tiết không bị gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng.
Thí dụ: Người đầu tiên kể: (Sáng hôm ấy thời tiết thật dễ chịu, tôi bỗng nhiên thích đi dạo. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh có thêm vài đoá hồng...” Người có tên Hồng phải tiếp tục câu chuyện và lập lại từ đầu “Sáng hôm ấy...”.
Trò chơi dàn nhạc hòa tấu
Tập thểchia làm 4 nhóm:
N1:làm tiếng trống:thùng thình
N2:làm tiếng đàn:tưng từng,tưng.
N3:làm tiếng mõ:cốc,cốc,cốc.
N4:làm tiếng kèn:tò tò tò te
Quản trò đư tay vaìo nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của mình.Quản trò co thể 1 lúc đièu khiển cả 2 tay và khi đưa cao thì 4 nhạc cụ đều kêu vang và ngân dài.
Trò chơi bắn súng
Thể loại: Phản xạ.
Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn nói "Đùng!" hoặc "Á!"
Nếu người quản trò nói "Đùng!" thì người chơi phải nói "Á!" và ngược lại.
Thực hiện động tác "Đùng!" bạn dùng tay làm như cây súng và chỉ vào người kia.
Thực hiện động tác "Á!" bạn giang hai tay ra và hơi ngã về sau.
(Có hai động tác thôi mà cũng dễ lộn lém đó (*_*)
Trò chơi đánh trống lãng
Thể loại: Phản xạ.
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì tới câu hỏi hết.
( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu "yes-no", dễ "dính" lắm. )
Ví dụ:
QT: "Bạn ăn cơm chưa?"
DV: "Chưa" hoặc "rồi" là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
------> Có thể trả lời mấy câu đại loại như: "Bồ tui có ở nhà.", "Hôm nay trời đẹp."....
Trò chơi "Người, Hổ và Súng"
Thể loại: Phản xạ
Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi thực hiện một trong ba động tác sau:
- Người: Đứng yên, giậm chân một cái.
- Hổ: Giơ tay ra như hổ rồi... "grừ!!"
- Súng: Tay như cây súng rồi "Đùng" thui.
Quy định như sau: Người khắc súng, súng khắc hổ, hổ khắc người. Ai sai thì bị phạt.
( Cái này là kết hợp của trò "Bắn súng" và "Oẳn tù tì")
Trò chơi xếp thư:
Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ, các cặp thi đấu với nhau.
Dụng cụ:các tờ báo khổ lớn.
Cách chơi:
1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo.
2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi.
3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không lọt khỏi phạm vi tờ báo.
4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại.
Trò chơi cứ thế tiếp tục...Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu cầu cuối cùng là người thắng cuộc.
Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng...1 nắm tay (nam cõng nữ & ... nhón 1 chân).
Trò chơi nhà báo tìm dũng sĩ
* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài
Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định
Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
- Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu)
** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát, …)
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian, …
Trò chơi hướng về miền Tây
* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò
Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không phân biệt nam nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất)
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả
Trò chơi tìm nghề nghiệp
* Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Địa điểm: trong phòng
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ
Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.
Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan)
Trò chơi tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi
Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình
Trò chơi nếu - thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ
Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm
Trò chơi Suy luận
* Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội
Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B ), đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước
Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài (người quản trò): “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm)
Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi, …
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu không đúng là thua
** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn
Trò chơi "Tập làm người Ấn Độ"
+ Trước tiên người quản trò giới thiệu cho mọi người biết về sự khác biệt giữa người Ấn độ và các nơi khác: khi đồng ý thì bạn sẽ nói "đồng ý" và gật đầu, còn ngược lại thì nói "không đồng ý" và lắc đầu. Nhưng người ấn độ sẽ nói "đồng ý" và lắc đâù - "không đồng ý" và gật đầu.
+ Giao luật chơi rõ ràng trước là người chơi phải trả lời sự thật, trả lời bằng tiếng và hành động cùng một lúc => tất nhiên theo người Ấn Độ.
+ Quản trò bắt đầu trò chơi với những câu nói vui và bất chợt hỏi 1 người trong nhóm nào đó, hỏi các nhóm cùng lúc hoặc nhóm nào đó để trả lời.
Trò chơi "Tiếng hát từ trái tim"
+ Quản trò bắt một bài hát mà tất cả mọi người thuộc nhất. Giới thiệu luật chơi: khi quản trò xòe bàn tay có nghĩa là mọi người hát rõ và to, nhưng khi quản trò nắm bàn tay lại thì mọi người vẫn hát nhưng không được phát ra tiếng (kể cả uh, à, ì .. cũng không được), không được nhấp môi ... nói chung là hát bằng con tim thôi. Khi quản trò mở tay ở lúc nào thì người chơi phải hát tiếp tục bái hát ở lúc đó
+ Vd, (Xòe tay)Anh em ta về (nắm tay)cùng nhau ta (xòe tay)sum họp này ... 12345 => không được phát ra âm thanh lúc đến khúc hát "cùng nhau ta"
+ Các bạn có thể nâng cấp bằng cách chỉ tay về nhóm nào nhóm đó thực hiện, hoặc chơi bằng 2 tay với mỗi tay mỗi bên.
Trò chơi "Câu hát - đứt đuôi"
+ Quản trò bắt một bài hát phổ biến hoặc một bài hát mới nhưng ngắn và hướng dẫn cho mọi người thuộc. Thông báo cách chơi: Bài hát có bao nhiêu câu sẽ thực hiện bấy nhiêu lần, sau mỗi lần hát hết bài sẽ tăng mức độ lên cao hơn nữa. Ở mỗi mức độ sẽ bỏ từng chữ một ở cuối câu hát.
+ Vd, Bài hát "Cả nhà thương nhau"
L1: Ba thương con thì con giống mẹ, mẹ thương con thì con giống ba, cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười.
L2: Ba thương con thì con giống..., mẹ thương con thì con giống..., cả nhà ta cùng thương yêu..., xa là nhớ gặp nhau là....
L3: bỏ 2 chữ cuối mỗi câu, cứ như vậy đội nào hát lâu hơn sẽ thắng ...
Trò chơi "Câu hò quê hương"
+ Ở mỗi miền có một câu hò đặc trưng riêng như:
- Hò ho ơ ... Trên trời có đám mấy xanh ... Ở giữa mây trắng ... hò ho ơ ... ở giữa mây trắng ... xung quanh mây vàng ...
- Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ ... hò lơ hó lơ ... Trên trời có đám mây xanh ... a li mà hò lờ ... ở giữa mây trắng ... a li hò lơ ... xung quanh mây vàng ... Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ ... hò lơ hó lơ
- Trời mưa... dô ta ... thì mặc trời mưa... dô ta ... nhưng mà mưa quá ... dô ta ... thì ta đi dù ... dô hò dô hò là hò dô ta dô ta
+ Tùy theo từng cách hò mà bạn yêu cầu các nhóm hát đối nhau.
Trò chơi "Giao lưu 3 miền"
+ Ở mỗi miền có một cách gọi khác nhau nên đây là trò chơi giúp cho các miền được gần lại với nhau, cũng là cách cho người chơi hiểu hơn về các miền.
+ Cách hô như sau: "Ở quê tôi, cái ... gọi là ... cái ..."
+ Hai đội hô cho đến khi bất phân thắng bại thì thôi
+ Vd, ở quê tôi cái muỗng gọi là cái môi
ở quê tôi con heo gọi là con lợn
+ Chú ý là cách gọi địa phương chứ không phải giọng nói địa phương như "hà nội" gọi là "hà lội" là không chấp nhận
Trò chơi "Bà Ba - Bác Bảy"
+ Trò chơi đấu hai bên. Mỗi bên được chọn 1 tên: Bác Bảy hoặc bà Ba
+ Cách hô: "Bà ba b... Bác bảy" - "Bác bảy b... bà ba"
+ Vd, "Bà ba bợ bác bảy" -> trả lời lại "bác bảy binh bà ba"
+ Chú ý phải chèn vào chữ có vần b ở đầu để hợp câu
Trò chơi "Lục Vân Tiên"
+ Trò chơi đấu 2 bên. Mỗi bên chọn hướng đi ra hoặc đi vô(có thể đổi đi vào tùy miền)
+ Cách hô: "Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải cái ...a cõng mẹ đi vô (vào)"
=> trả lời "Vân Tiên cõng mẹ đi vô (vào) gặp phải cái ...ô(ào) cõng mẹ đi ra"
+ Vd, Vân Tiên cõng mẹ đi vô gặp phải gà cồ cõng mẹ đi ra - Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải mác - xa cõng mẹ đi vô
Vân Tiên cõng mẹ đi vào gặp phải bồ cào cõng mẹ đi ra - Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải con ma cõng mẹ đi vào.
Trò chơi "Tìm động vật"
+ Quản trò chia làm 3 vùng "Bầu trời, Mặt Đất, Dưới Biển". Khi nhắc đến vùng nào thì các nhóm phải đọc ngay tên của một động vật sống tại vùng đó, khi đã đọc rồi không được đọc lại, tên độc vật phải rõ ràng như chim gì? cá gì ?
+ Quản trò có thể gọi tắc là "Trời, Đất, Biển" để đẩy trò chơi lên nhanh hơn
+ Vd, Trời => quạ, Đất => Bò, Biển => cá ngựa
Trò chơi "Người Việt biết hàng Việt"
+ Tương tự trò chơi ở trên nhưng lần naỳ là quản trò đọc tên một loại sản phẩm hoặc khoanh vùng sản phẩm để các nhóm đọc tên các nhãn hiệu hàng việt Nam về sản phẩm đó mà mọi người phải biết. Khi thấy hai bên đã nêu ra quá nhiều nhãn hiệu thì quản trò sẽ đổi sản phẩm khác
+ Vd, Giày => Bitis, Bitas, ...
Rượu => Nam Vang, Vang Đà Lạt, Bầu Đá Bình Định, ...
+ Yêu cầu của người quản trò khi tổ chức trò chơi này phải có vốn kiến thức thật sự phong phú để xử lý các tình huống kiện tụng.
Một số trò chơi kèm theo bài hát
1. Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì, nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi. Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn. Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn mặt nhau đi.
Tiếp tục thay đổi lời: Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn gì,... hoặc Rờ vai nhau đi, xem ai có giận hờn gì,... hay Sờ đầu nhau đi,...
2. Napoleon ngày xưa có lính rất đông, 50 tên thì đi với tay lúc lắc, 50 tên thì đi với lưng gù gù.LẮC...GÙ...LẮC...GÙ. Napoleon ngày xưa có lính rất đông, 50 tên thì đi với chân chữ bát, 50 tên thì đi với chân vòng kiềng. BÁT...KIỀNG...BÁT...KIỀNG
3. Một đàn cá sấu, ra đi tòng quân giữa quê nhà (đi vòng theo vòng tròn), ôi đau đớn thay để lại đàn con thơ ấu. Này con con ơi này con con ơi, con nín nín đi con. Này con con ơi này con con ơi, nín đi để mẹ ra đi (giơ tay vỗ đầu người bên cạnh giống như cha vỗ đầu con vậy muh)
4. Phật tổ hàng ma hay Quang Trung đánh giặc:
Quản trò: Như Lai - Ma vương - một cái tay - tất cả hô theo và đưa một tay lên trời
Lẳng lặng mà nghe Như Lai ngày xưa giảng đạo (Quang Trung ngày xưa đánh giặc)
Hàng vạn Ma vương quay về dưới bóng từ bi. (Bọn giặc xâm lăng, tan tành... đoạn này quên mất)
Quản trò: Như Lai - Ma vương - một cái tay, hai cái tay, một cái chân, hai cái chân, một cái đầu, một cái hông, một cái mông,... tất cả vừa làm vừa nhún theo lời hát.
5. Một ngón tay nhúc nhích nè, một ngón tay nhúc nhích nè, một ngón tay nhúc nhích, nhúc nhích anh em chúng ta sum vầy.
(sau mỗi lần hát thì đến thêm vào số lần "nhúc nhích")
6. Nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vổ đôi tay, nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vổ đôi tay, nào bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao muốn cho xung quanh đây biết, nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay. (clap clap)
7. Ta búng ngón tay cho đều, ta búng ngón tay cho đều, a í a mình búng ngón tay thật đều ( lắc cái mông, nhún cái chân,...)
8. Ta hát to hát nhỏ nhò nhỏ, rồi ta ngồi kể chuyện cho nhau nghe, ô ố ô ô, ô ố ô ồ, ta vui ca hát hát cho vui đời ta.
(lần lượt hát và vỗ tay hai nhịp một: đầu, vai, hông, đầu gối, đầu, vai, hông, đầu gối,... cho đến hết bài thì tiếp tục hát lại và thực hiện động tác như trên. Tốc độ hát càng lúc càng nhanh thì động tác càng lúc càng nhanh theo)
9. Nào cùng chuyền lớn bé anh em ta chuyền cùng chuyền, chuyền cho đều, chuyền cho khéo, nếu không, nếu không thì mời anh ra.
hoặc
Nào cùng chuyền lớn bé anh em ta chuyền cùng chuyền, nào thấy thấy không, thấy ai chuyền không đúng cách.
Trò chơi: vòng tròn ngồi xuống, sát bên nhau, sau đó tất cả xòe bàn tay trái của mình ra phía trước mặt, tay phải chụm ngón tay lại bỏ vào giữa bàn tay trái của mình. Một người ngồi ở giữa vòng tròn để bị. Khi bài hát bắt đầu, Quản trò bắt đầu chuyền một vật thật nhỏ (ví dụ là một hạt me) từ trong tay mình qua người bên cạnh), những người khác trong vòng tròn đồng thời cũng bắt đầu thực hiện động tác giống như Quản trò (như đang bốc một vật gì bỏ từ tay mình sang bàn tay trái đang xòe của người ở bên cạnh), và thực hiện theo điệu nhạc, Nào cùng chuyền,... cứ thực hiện liên tục như vậy và chuyền vật nhỏ đi quanh vòng tròn và phải thật khéo léo, nếu không sẽ bị người ngồi giữa vòng tròn bắt được hạt me ở vị trí nào thì người đó sẽ ra bị thay. Trò chơi tiếp tục như thế.
Cũng có thể áp dụng bài hát này khi chúng ta muốn chuyền một vật gì quanh vòng tròn, đôi dép, chén cơm (khi ăn cơm toàn trại),...
10. Yêu mến mẹ cha, yêu trên đầu em, yêu mến mẹ cha, trong quả tim này, yêu mến mẹ cha trên hai đầu gối, yêu mến mẹ cha, trên cả thân này.
I love mom, dad (vỗ tay 2 nhịp), love on my head. (vỗ hai tay lên đầu - 2 nhịp)
I love mom, dad, love in my heart. (khoanh tay trước ngực - 2 nhịp)
I love mom, dad, love on my knee. (vỗ lên đầu gối 2 nhịp)
I love mom, dad, all of my body. (vuốt thẳng từ đầu tới chân theo 2 hông)
11. Một ông sao sáng hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng, bốn ông sáng sao rồi năm ông sao sáng rồi sáu ông sáng sao, trên trời cao.
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh (cô) bạn này đếm một hơi cho hết từ một ông sao sáng đến 2 (4,6,8,...) ông sáng sao.
Một ly chanh đá, hai ly đá chanh
Một cây cam quýt, hai cây quýt cam,...
- Tình tang tang tính anh chàng ta bí lù / cô nàng ta đếm được rồi.
12. Tang tang tính tang tang, tình tang tang tang tính tang tang, ô kìa là kìa con bướm con bướm xinh nở trong vườn hoa,ô kìa là kìa đôi bướm đôi bướm xinh ở trong vườn hồng.
(một bạn nhảy xoay vong trong vòng tròn và chọn thêm cho mình một bạn nhảy khi bài hát tới chữ "đôi bướm")
13. Hành động tương tự như bài trên.
Cùng nhảy múa chung quanh vòng, cùng nhảy múa cùng vui, cùng nhảy múa chung quanh vòng, vui cùng vui múa đều .
Nắm tay nhau, đứng bên nhau, vui cùng vui múa ca.
Đứng bên nhau, hát vang lên, ta cùng nhau múa đều.
14. Hòn bi xanh trong đôi mắt anh, hòn bi đen trong đôi mắt em, dẫu biết rằng không quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen. Ngồi bên nhau chưa cho biết tên, gặp nhau đây mai sau khó quên, dẫu biết rằng không quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen.
15. Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi đàn (còi, kèn...) từng tứng tựng, từng tứng tưng, từng tứng tựng tứng tưng tưng từng.
16. Cái ghế 2 chân.
(vòng tròn đứng sát vào nhau và cùng xoay mặt qua bên trái hay bên phải - tương tự như trò tàu chui hầm)
Tất cả cùng hát và cùng chạy (hát như nhạc Rap ấy)
" Cái ghế thì có 4 chân, nhưng ghế của mình thì có 2 chân - ỉn"
Khi nghe đến chữ ỉn, tất cả ngồi xuống về phía sau, mông người đằng trước ngồi lên trên 2 bắp vế hay là đầu gối người phía sau.
Người phía sau thì chụm hai đầu gối lại ở tư thế chổm hổm cho người phía trước ngồi lên 2 chân của mình, đồng thời hai tay nắm lấy vai của người ngồi phía trước và cũng ngồi lên hai chân của người phía sau của mình nữa (ghế 2 chân).
Sau đó hát tiếp và làm theo lời bài hát: (hát theo điệu bài "Múa sạp")
"Bà ngồi bà rung đùi, (tất cả rung đùi lên)
Bà ngồi bà rung chân, (tất cả rung chân lên)
Bao nhiêu cái áo hành quân, (người sau bóp vai người phía trước)
Đấm lưng đấm lưng cho bà, (người phía sau đấm lưng cho người phía trước)
Đấm lưng đấm lưng cho bà,
Bà cho năm xu"
Hát đến đây vòng tròn đứng dậy, xoay ngược lại và tiếp tục một vòng chạy mới... "cái ghế thì có 4 chân,...
17. Tất cả đứng thành vòng tròn và làm theo lời bài hát của Quản trò.
Đất ta ta ngồi (tất cả ngồi xuống)
Trời ta ta đứng (tất cả đứng lên)
Ơ, này anh em ơi. (Tất cả cùng trả lời: Ơiiiiiiiiiiiiiii)
Ta vỗ tay cho đều,
Ta hát vang vui mừng này anh em ơi (tất cả trả lời: Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiii)
18. Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)
Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)
Nghe đây nghe đây con gà nhà ai nó gáy thật to (ó o o ò)
Chưa đâu chưa đâu con gà nhà tôi nó gáy mới thật to (ó o o ò)
... con bò nó rống úm um um bò, con mèo nó kêu méo meo meo mèo, con lợn nó rên éc ec ec ẹc, ông nhà ổng ho ắc ăc ăc ặc,...
(chia làm 2 phe trong vòng tròn để xem phe nào... gào to hơn)
19. Đèo cao (dô ta) thì mặc đèo cao (dô ta) nhưng mà cao quá (dô ta) thì ta đi vòng. (dô hò, dô hò là hò dô ta, dô ta)
Trời mưa - đi dù, sông sâu - đi đò, ...
(Lời đúng: đèo cao (dô ta), thì mặc đèo cao (dô ta), nhưng lòng yêu nước, còn cao hơn đèo...)
20. Anh nằm xuống, xong lại ngồi rồi đứng lên thấy đau chân, anh lại ngồi, thấy đau lưng, anh lại nằm, rồi anh đứng, anh đứng im, vẫy tay chào.
nằm: đặt một cánh tay nằm ngang, song song trước ngực
ngồi: đặt cánh tay đứng lên, ngón tay hướng lên trời, khuỷu tay tạo thành một góc vuông.
quỳ: ngược hướng với tư thế ngồi, ngón tay chúc xuống dất. khuỷu tay tạo thành một góc vuông.
đứng: giơ thẳng hết cả cánh tay lên trời. (vẫy tay)
Phạt: ai vi phạm ở động tác nào thì thực hiện đúng động tác đó.
21. Trò này dùng để Quản trò tự sám hối tội lỗi khi mà thấy rằng tội nghiệt mình quá nhiều (vì đã hành hạ các Đội viên trong vòng tròn)
Hát và múa theo bài "Anh em ta về"
Tất cả vòng tròn nắm tay lại. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn và bắt đầu bài hát
"Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nào, 1, 2, 3, 4, 5 (vòng tròn cùng đi về phía bên phải)
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần nào 5, 4, 3, 2, 1 (vòng tròn đi ngược lại về phía bên trái)
Một đều chân bước nhé (tất cả đứng lại, xoay mặt vào trong, buông tay nhau ra và làm tư thế đi đều)
Hai quay nhìn nhau đi (cố gắng chộp cho được một người bên cạnh của mình mà nhìn)
Ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa (tất cả nắm tay lại, xoay mặt vào trong vòng tròn và nhắm thật kỹ Quản trò đang đứng ở giữa vòng tròn)
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà (tất cả nâng dần tay cao lên , đồng thời bước đều vào trong -thu nhỏ vòng tròn lại- và cùng vung chân đá về phía trước (nhẹ hay mạnh tuỳ theo mức độ thương ghét) về phía Quản trò khi đến chữ "chia lìa"
Năm nhớ mãi tình này trong câu ca (vòng tròn lùi ra trở về vị trí ban đầu, để lộ một Quản trò thê thảm, đáng thương, nhớp nhúa đang nằm sống sòi giữa vòng tròn... Mô Phật... Thiện tai, thiện tai.)
22. Đếm ánh sao đêm tôi gọi người, hồng xanh xanh hồng xanh trắng xanh, ngôi sao xanh kia chính là anh, ngôi sao hồng chính là chị đây, không có ngôi sao nào là ngôi sao đêm.
23. Có một người ở ô bên kia, đó là người tôi chưa quen biết, xin mời người qua ô bên ni, để cùng tôi nhớ thương đời đời.
Xếp thành vòng tròn, từng cặp đứng đối diện nhau. Có một người ở ô bên kia - dùng tay chỉ vào người đối diện, đó là người tôi chưa quen biết - vẫy tay (giống như chào vậy), xin mời người qua ô bên ni - hai người, bốn tay cầm vào nhau, đi xoay vòng và đổi vị trí, để cùng tôi nhớ thương đời đời - xoay người lại và chúng ta sẽ có bạn chơi mới. Vòng tròn càng lúc hát càng nhanh, động tác cũng phải nhanh theo.
Trò chơi này có mục đích phân bố lại người chơi thành ra random.
24. Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu, kìa sao bé không lắc, kìa sao bé không lắc.
Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình, lắc lư cái mình, ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc.
Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái đùi, lắc lư cái đùi, kìa sao bé không lắc, kìa sao bé không lắc.
25. Xắc cái lị (à) xắc cái lị (tay phải cắt liên tục lên bàn tay trái)
Là xào xào xào (hai tay đan vào nhau làm tư thế xào đồ ăn)
Búng cái lị (à) búng cái lị (tất cả để hai tay vỗ vào miệng)
Là bào bào bào (tất cả dùng hai tay vỗ vào bụng)
Xắc cái lị là xào, búng cái lị là bào
Xắc cái lị (à) búng cái lị là xào bào xào.
26. Đọc thơ tĩnh tâm sau khi chơi những trò chơi sôi nổi. Có thể sử dụng trước khi kết dây và hát bài ca chia tay.
"Hít vào tâm tĩnh lặng (tất cả hít thật sâu vào)
Thở ra miệng mỉm cười (tất cả cùng cười)
Tay cầm tay âu yếm (tất cả cùng nắm tay)
Bốn mắt nhìn yêu thương (tất cả nhìn vào nhau một cách... gì đó ai biết)
27. Nào mời anh em lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không thích sao. Nào mời anh em lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không tốn tiền.
Anh có đi không? Tôi đi, tôi đi.
28. Son đố mì la fa son, son đố mì mì la fa son. Đố rê mi là fa son, đố rê mi là fa sòn. Sòn sòn la fa son.
(từng cặp một đứng đối diện nhau, một người quay mặt vào vòng tròn, người kia quay lưng về phía vòng tròn, động tác thứ nhất: nhảy 4 nhịp, chân dậm nhảy đều là chân trái, lòng bàn chân phải người này đá khẽ vào lòng bàn chân phải người kia (đá về phía trước), hai tay chống nạnh - son đố mì la pha son. Động tác thứ hai: nhảy 4 nhịp, chân dậm nhảy là chân phải, chân trái vòng ra phía sau để cố đã khẽ lòng bàn chân trái của mình vào lòng bàn chân trái bạn nhảy cũng đang ở tư thế nhảy tương tự - son đố mì mì la fa son. Lặp lại như trên (từ động tác 1 đến 2) cho đến hết bài.
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG :
1.ĐỔ NƯỚC VÀO CHAI
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4-6m, đặt những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hang dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.
+ Luật chơi: Số người chơi mỗi đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đi hết 1 lần mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt người đầu tiên. Trò chơi này cũng áp dụng cách tính giờ để xác định đội chiến thắng.
2.CÕNG BẠN ĂN CHUỐI
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam nữ như nhau. Bạn nam cõng bạn nữ bịt mắt và còng tay. Bắt đầy trò chơi, bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy về vạch để cặp thứ 2 tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.
+ Luật chơi: Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng. Có bao nhiêu đội thì có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.
3.ĐUA GHE NGO
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành 3-5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau để song song với chân của người ngồi trước, hai tay người ngồi trước năm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía trước vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại.
4.NGŨ LONG
+ Cách chơi: Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. 5 con rồng(5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rộng đội 2, đầu rộng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3, … Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế cho đến khi trên sân còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc. Đầu rồng chỉ cần chạm vào đuôi rồng khác là coi như bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
5.GHẾ DI ĐỘNG
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng như nhau. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát. Người khom xuống ngồi lên đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại.
6.BĂNG QUA LỬA ĐẠN
+ Cách chơi: Quản trò chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thăm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách đó 5 mét ném vào. Khi qua cầu, người này phải cấm cờ vào nơi quy định. Sau đó các thành viên khác trong đội tiếp tục qua cầu. Đội nào qua cầu an toàn và cắm cờ nhiều nhất trong thời gian quy định là thắng cuộc. Sau đó 2 đội còn lại thi với nhau. Cuối cùng 2 đội thắng thi vơi nhau để chọn ra đội nhanh nhất.
+ Luật chơi: Ai bị té ngã khi bị ném thì phải quay về vị trí xuất phát để đi lại.
7.CON TÀU TÌM BÁU VẬT
+ Cách chơi: Ngưởi chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội được xếp thành 1 hàng dọc để làm các đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ lấy đi 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30-50m . Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ được thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. Ví dụ: -Nếu người trưởng tàu đập tay lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái. -Nếu người trưởng tàu đập tay lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải. -Nếu người trưởng tàu đập tay lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng. Người nào nhận được ám hiệu thì chuyền ám hiệu lên người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báu vật trước thì thắng.
+ Luật chơi: Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.
8. ĐẶC CÔNG PHÁ ĐỒN
+ Cách chơi: Chia làm nhiều đội, số lượng bằng nhau. Mỗi bạn phát 1 bong bóng tự thổi lên, người cuối cùng của đội sẽ đội nón (hoạc cột khăn) để phân biệt. Khi xuất phát từng bạn sẽ ngậm bong bóng chạy lên địa điểm quy định của BTC, dùng miệng thả bong bóng xuống đất và dùng mông làm bể. Đội nào hết bóng trước đội đó thắng.
+ Luật chơi: Ko được dùng tay chạm bóng, bóng bay phải chạy theo và dùng mông làm bể.
9. BONG BÓNG TÌNH YÊU
+ Cách chơi: Vẽ 1 vòng tròn to. Mỗi đội cử 2 người (1nam, 1 nữ) cột 1 tay và 1 chân lại với nhau. Dưới chân bị cột mỗi người sẽ cột 1 bong bóng, chân bên kia tự do. Khi có hiệu lệnh các đội sẽ di chuyển và tìm cách làm bể bong bóng những đội còn lại đồng thời ko để các đội làm bể bong bóng của mình. Đội nào giữ được nhiều bóng nhất khi các đội đẽ bị bể bóng thì sẽ thắng.
+ Luật chơi: Các đội ko được để đứt dây cột tay và chân, nếu đứt ra sẽ bị loại ngay. Ko được đạp chân đối phương mà phải đạp bóng.
TRÒ CHƠi NHÂN GIAN :
1. Trò chơi: THẢ CHÓ
* Cách chơi:
+ Một bạn đóng vai “chú chó”
+ một bạn đóng vai “ ông chủ”
+ các bạn còn lại đống vay “thỏ con”
+ các bạn cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”
+ một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại
* Luật chơi:
+ khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ
+ khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoản thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó
+ khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chại nhanh đến chổ vật ông chũ tả chạm vào .và quay về chạm ông chủ.khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum,2 tay chéo nhau đặc lên lổ tay.nêu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắc hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vay chú chó thay cho bạn làm chú chó
2. Trò chơi: CƯỚP CỜ
* Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số
* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua
+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn
+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
3. Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẼ
* Cách chơi:
+ Địa điểm :trong nhà ngoài sân
+ Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhớm
+ Hướng dẫn:quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi,chơi1.
Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng độc”dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi,đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ,cho cháu về quê, cho dê đi học,cho cóc ở nhà cho gà bới bếp,ngồi xệp xuống đây” khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên,lại sẽ có 1 bạn không có,trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người
* Luật chơi
+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua
+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuóng dưới là thắng
4. Trò chơi: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
* Cách chơi và luật chơi:
Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương.
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.
Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
5. Trò chơi: CHÙM NỤM
* Cách chơi và luật chơi:
Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau.
Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên , tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Tất cả cùng hát :
Chùm nụm chùm nẹo
Tay tí tay tiên
Đồng tiền chiếc đũa
Hạt lúa ba bông
An trộm ăn cắp
Trứng gà trứng vịt
Bù xe bù xít
Con rắn con rít
Nó rít tay này
Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó. Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trì chơi kết thúc.
6. Trò chơi:NHẢY BAO BỐ
* Cách chơi:
Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau.Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội sếp thành một hàng dọc.
Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào ngườithứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng
* Luật chơi:
Ngừơi chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
7. Trò chơi: ĐÚC CÂY DỪA, CHỪA CÂY MỎNG
Bây giờ tôi nhớ và ôn lại những kỷ niệm hồi còn nhỏ, tất cả trẽ em xóm tôi có những trò chơi dân gian, không biết phát xuất từ lúc nào ở Ninh Hòa.
Trò chơi sau đây rất vui, khi tụm năm tụm bảy được rồi thì chơi quên ăn, quên làm, chơi say mê như trò chơi "Đúc cây dừa, chừa cây mỏng".
Bắt đầu trò chơi này không cần bao nhiêu người, có bao nhiêu người chơi cũng được.
Tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, hai chân duỗi thằng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đọc bài ca dân gian như vầy:
Đúc cây dừa
chừa cây mỏng
cây bình đỏng (đóng)
cây bí đao
cây nào cao
cây nào thấp
chầp chùng mùng tơi chín đỏ
con thỏ nhảy qua
bà già ứ ự
chùm rụm chùm rịu (rạ)
mà ra chân này
Khi đọc hết bài ca "mà ra chân này", ở cuối câu tới chân người nào đó, thì thụt chân vào, người nào thụt hết hai chân thì thắng, còn lại người sau cùng người nào chưa thụt cân vào thì thua. Khi đó những người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc rượt bắt, bắt được bất cứ người nào xả bàn làm lại.
8. Trò chơi: TẢ CÁY
Nhiều người làng Sán Dìu ở vùng Thanh Lanh (Bình Xuyên) xưa có trò chơi "Tả cáy" (có nghĩa là "Đánh gà").
Con gà làm bằng gỗ tiện tròn bằng quả bóng bàn. Có thể có từ 5 đến 10 người cùng chơi, mỗi người cầm một cái gậy dài hơn một mét bằng tre hoặc bằng gỗ. Đào một cái lỗ bằng cái bát con ở giữa bãi chơi để "Con gà" dưới lỗ. Người đứng cái cầm gậy đẩy con gà ra khỏi lỗ. Những người khác dùng gậy hối gà vào lỗ. Người đứng cái vừa dùng gậy hối và đi vừa phải để ý đỡ đòn kẽo gậy của người khác đập trượt vào chân mình. Người nào đứng cái giỏi giữ cái lâu nhất không có gà lọt xuống được coi là thắng cuộc. Khi để "gà" lọt xuống lỗ thì người "cái" phải làm "con" để người vừa hối gà xuống lỗ được đứng cái
9. Trò chơi: THI THỔI CƠM
Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức thổi cơm thi. Cuộc thi thổi cơm ở từng nơi có những luật lệ, nét đặc trưng riêng như nấu cơm trên thuyền, nấu cơm trông trẽ, vừa đi vừa nấu cơm...
Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)
Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.
* Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.
Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.
Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.
Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.
Bước 3, nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẽo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.
Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Tây)
Cuộc thi của nữ: Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẽ chừng 7 - 8 tháng tuổi (không phải là con đẽ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẽ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẽo ngon hơn là người thắng cuộc.
Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẽo ngon, xong trước là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoàng Hóa - Thanh Hóa)
Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm trí có lần bị mưa phùn gió bắc. Kết thúc cuộc thi ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẽo, ngon là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một nguời buộc cành tre dài, dẽo dọc theo sống lưng ngọn cao hơn đầu, niêu đất có sẵn gạo và nước để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu.
Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẽo, ngon là người thắng cuộc.
10. Trò chơi: ĐÁNH QUAY
Đánh quay là trò chơi dành cho con trai. Chơi thành nhóm từ 2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một người cũng có thể chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người và có nhiều người ở ngoài cổ vũ thì sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều.
Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó được nhất.
11. Trò chơi: CHƠI CHUYỀN
Trò chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ...), ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis.
Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng... và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván.
Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bên cạnh.
Chơi chuyền làm người ấm lên và rất vui. Thường trong suốt mùa hè hoặc mùa thu, các cô gái nhỏ chơi chuyền ở khắp mọi nơi, dưới bóng cây hay ở sân nhà...
12. Trò chơi: THI DIỀU SÁO
Diều sáo là một trò chơi phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm ở một số vùng có tổ chức cuộc thi diều sáo như trong hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích, Lâm Thao, Phú Thọ. Đây là những chiếc diều thật lớn, bề ngang có khi đến một sải rưỡi tay và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo.
Khung diều làm bằng cật tre, giấy phất vào diều bằng gậy. Diều thả bằng dây mây hay dây thép nhỏ. Sáo diều có 3 loại chính phân theo tiếng kêu: sáo cồng, tiếng kêu vang như tiếng cồng thu quân; sáo đẩu, tiếng kêu than như tiếng lời than; sáo còi, tiếng kêu the thé như tiếng còi.
Thi diều sáo, Ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo, nhưng trước tiên bao giờ cũng phải xem diều có lên bổng, dây diều căng hay võng, nhất là lúc ở trên không diều có lắc lư đảo ngang đảo dọc hay không.
13. Trò chơi: Ô ĂN QUAN
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi...
14. Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
15. Trò chơi: RỒNG RẮN LÊN MÂY
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra).
Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
-Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay.
.................................................. ....
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
Sưu Tầm